Các
cơ sở đào tạo cho 147.827 lượt người (cao đẳng nghề có 13.368 người,
trung cấp nghề 12.085 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là
122.283 người). Mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố phát
triển hàng năm tăng cả về số lượng và chất lượng, đã góp phần đáp ứng
nhu cầu học nghề của người lao động. Trong những năm qua, quy mô đào tạo
nghề, trong đó phải kể đến đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
trên địa bàn thành phố từng bước phát triển cả về số lượng và chất
lượng. Các đơn vị đã đầu tư các trang thiệt bị hiện đại cho các ngành
nghề mới phù hợp với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói
chung và Thủ đô nói riêng.
Theo
Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt, tuy về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu,
song công tác đào tạo nghề còn có sự chênh lệch; hệ thống các trường
đào tạo nghề nhìn chung bị phân tán dẫn đến chỗ thừa chỗ thiếu. Để khắc
phục, cần có sự điều chỉnh cụ thể một cách đồng đều ở các địa phương.
Thêm vào đó, một thực tế đang diễn ra là các trường đào tạo nghề công
lập có nguồn thu từ ngân sách nhà nước, trong khi đó hệ thống các trường
tư phải tự chi trả. Điều này gây khó khăn trong việc cạnh tranh giữa
các trường. Phó chủ tịch Trần Xuân Việt kiến nghị cần có sự hỗ trợ cho
học sinh theo học các trường ngoài công lập để giảm bớt gánh nặng học
phí cho bản thân học sinh và chi phí cho các trường.
(Nguồn: Lao Động)