Mô hình thiết thực với người lao động
Ngày 11.9.2010, Tổng LĐLĐVN đã ban hành CV số 1538/TLĐ về việc “Xây
dựng mô hình tổ tự quản khu nhà trọ công nhân” nhằm để NLĐ có ý thức
phòng ngừa và tuân thủ pháp luật, tích cực đấu tranh, phát hiện, tố giác
tội phạm, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa CNLĐ với nhân dân,
chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội ở địa phương. Quy
mô tổ tự quản có ít nhất 50 CN tạm trú tại 1- 2 khu nhà trọ liền kề, có
địa điểm để sinh hoạt tập thể. Ban điều hành có từ 7- 9 người, gồm đại
diện tổ dân phố, đại diện CA, CĐ, chủ nhà trọ và NLĐ.
Theo LĐLĐ TP.Đà Nẵng, sau hơn 2 năm thực hiện CV của Tổng LĐLĐVN, CĐ
thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập được 6 tổ CN tự
quản với 784 thành viên tham gia. Từ khi thành lập tổ tự quản, tệ nạn xã
hội, hiện tượng gây rối mất an ninh trật tự trong khu nhà trọ CN đã
giảm rõ rệt. Qua 2 năm thành lập tổ tự quản, không có trường hợp CN nào
vi phạm pháp luật. CĐ còn hỗ trợ, tặng quà cho 70 thành viên tổ tự quản
không về quê ăn tết mỗi người 500.000 đồng.
Tổ
tự quản CN là một trong những kênh thông tin quan trọng để cán bộ CĐ
các cấp kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm trạng của NLĐ nhằm kịp
thời có biện pháp giải quyết, góp phần hạn chế đình công, ngừng việc tập
thể. |
Còn tại TPHCM, CĐ thành phố là đơn vị dẫn đầu cả nước về công tác xây
dựng mô hình “Tổ tự quản khu nhà trọ CN”. Các cấp CĐ trên địa bàn đã
phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập được 2.441 tổ tự quản CN
với 174.656 NLĐ tham gia. 2 năm qua, CĐ đã tổ chức 726 buổi tuyên truyền
pháp luật cho 219.579 lượt thành viên tổ tự quản CN; phối hợp với CATP
tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu “3 giảm” (giảm tội phạm, giảm ma
túy, giảm mại dâm); tổ chức chương trình “Giờ thứ 9” nhằm mục đích chăm
lo, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho CNLĐ tại các tổ tự quản
công nhân sau giờ làm việc.
CĐ còn vận động các chủ nhà trọ hưởng ứng xây dựng được 253 mô hình “Nhà
trọ xanh, sạch, đẹp” và 1.209 mô hình “Nhà trọ văn minh, nghĩa tình” có
tổ CN tự quản; đồng thời vận động kinh phí chăm lo cho 20.202 lượt CNLĐ
là thành viên các tổ CN tự quản với số tiền 3.551.345.000 đồng.
Cần nhân rộng
Theo Tổng LĐLĐVN, cả nước hiện có 245 KCN, khu kinh tế nằm ở 53 tỉnh,
thành phố thu hút khoảng hơn 1,7 triệu lao động vào làm việc, trong đó
đa phần là CNLĐ nhập cư. Nhà lưu trú cho CNLĐ do DN xây dựng rất ít
khiến nhiều khu nhà trọ do dân xây dựng tự phát mọc lên. Từ khi các tổ
tự quản CN được hình thành, các cấp CĐ đã trực tiếp tổ chức và tham gia,
phối hợp tổ chức được 932 buổi tuyên truyền, phổ biến về Luật CĐ, BLLĐ,
Luật BHXH, BHYT, Luật Phòng, chống ma túy... cho 246.097 lượt CNLĐ. Các
cấp CĐ phối hợp với CA địa phương phát động phong trào tố giác tội
phạm, kiểm tra, nhắc nhở chấp hành việc đăng ký tạm trú, tạm vắng; tuyên
truyền vận động CN cảnh giác trước các âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước
của các thế lực thù địch.
Mô hình “Tổ tự quản CN” đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã hội
đối với lao động nhập cư, thể hiện sự quan tâm của tổ chức CĐ, chính
quyền và chủ nhà trọ trong việc góp phần nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho CNLĐ. Theo đánh giá của Tổng LĐLĐVN, tổ tự quản CN là một
trong những kênh thông tin quan trọng để cán bộ CĐ các cấp kịp thời nắm
bắt diễn biến tư tưởng, tâm trạng của NLĐ nhằm kịp thời có biện pháp
giải quyết, góp phần hạn chế đình công, ngừng việc tập thể.
Bên cạnh
đó, mô hình tổ tự quản CN còn giúp cho lực lượng CA quản lý tốt nhân
khẩu tạm trú, tạm vắng, nhắc nhở người ở trọ và chủ nhà trọ chấp hành
tốt các quy định của địa phương để ngăn ngừa và giải quyết kịp thời các
vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra ở các khu nhà trọ CN... Vì
những lẽ đó, mô hình “Tổ tự quản CN” sẽ tiếp tục được Tổng LĐLĐVN nhân
rộng trong các khu nhà trọ công nhân trên địa bàn cả nước.
(Theo Lao Động)