ADX là gì? Công thức và cách sử dụng hiệu quả chỉ báo ADX trong chứng khoán

ADX là công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán duy trì hoạt động và phát triển. Khi có thể hỗ trợ các nhà đầu tư, khách hàng của mình xác định xu hướng của thị trường và đo lường sức mạnh của các xu hướng. Từ đó đưa ra các quyết định mua – bán, đóng – mở lệnh đúng thời điểm mang lại hiệu quả lợi nhuận lớn.

Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ ADX là gì, kỹ năng sử dụng, phân tích hiệu quả chỉ báo ADX luôn trở thành ưu tiên hàng đầu để các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự chứng khoán. Tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé

ADX là gì?

Chỉ báo ADX hay Average Directional Index được dùng để đo sức mạnh của các xu hướng trên thị trường. ADX chỉ có thể xác định giao động mạnh yếu của xu hướng thay vì xác định xu hướng tăng giảm. Hay nói cách khác, chỉ số ADX được sử dụng để xác định thị trường đang đi ngang (thị trường sideway) hay đã bắt đầu xu hướng hay chưa.

ADX thường biến động trong khoảng từ 0 – 100. Khi các giá trị ADX càng lớn thì xu hướng của thị trường càng mạnh. Ngược lại nếu ADX đang xuống mức 20 tức là xu hướng hiện tại yếu.

ADX là gì?

Chỉ báo ADX được dùng để giúp doanh nghiệp phân tích sự thay đổi của công cụ tài chính, xác định sức mạnh của xu hướng trên thị trường.

Các chỉ báo Average Directional Index ADX hiện nay được sử dụng rộng rãi giúp doanh nghiệp phân tích những sự thay đổi về giá cổ phiếu và một số công cụ tài chính đang diễn ra trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường Forex.

Sẽ không thể đưa ra kết quả chính xác xu hướng tăng giảm trên thị trường nếu chỉ thông qua mỗi ADX. Chỉ báo ADX DI – Directional Movement Index, được biết đến là chỉ báo chuyển động xu hướng, đóng vai trò nhận định các xu hướng tăng hoặc giảm trên thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng thường áp dụng kết hợp cùng một số chỉ báo khác về kỹ thuật để đưa ra những phân tích, đánh giá đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Các thành phần của chỉ báo ADX

Chỉ báo ADX được biết đến là chỉ báo định hướng trung bình, sử dụng để đo lường sức mạnh của một xu hướng. Xu hướng có thể tăng hoặc giảm và điều này cũng được thể hiện bằng hai chỉ báo đi kèm. Đường chỉ báo định hướng dương – Positive Directional Indicator (+DI) và đường chỉ báo định hướng âm – Negative Directional Indicator (-DI). Do đó, chỉ báo ADX trong lĩnh vực chứng khoán thường bao gồm ba đường riêng biệt. Hãy cùng xác định tính chất, vai trò của các đường chỉ báo này trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Phần đầu tiên là:

ADX: là đường được tính toán trong thời gian khoảng 14 ngày. Giá trị của đường này dao động từ 0 – 14, sử dụng để đo độ mạnh yếu của xu hướng thị trường.

Phần thứ hai là:

+ DI: chỉ số chuyển động định hướng dương, đây là đường trung bình động hàm mũ của chênh lệch giữa mức đỉnh hiện tại và mức đỉnh trước đó, chia cho vùng thực (TR — vùng thực). Khoảng thời gian mặc định là 14.

– DI: chỉ số chuyển động định hướng âm, cách tính tương tự, điểm khác biệt ở đây là sẽ lấy mức đáy hiện tại và mức đáy trước đó.

Các thành phần của chỉ báo ADXCác thành phần của chỉ báo ADX

Dựa theo phần này, các nhà phân tích sẽ xác định được những tín hiệu từ việc mua hay bán. Từ đó đưa ra quyết định thực hiện các giao dịch hay không, cũng như xác định một giao dịch nên được thực hiện trong thời gian dài hạn hay ngắn hạn.

Chỉ báo ADX trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm ba đường riêng biệt biểu hiện sức mạnh của một xu hướng

Vai trò của ADX là gì?

Được phát triển từ năm 1978 bởi J.Welles Wilder, ADX tương tự như các chỉ báo được rất nhiều người áp dụng khác như RSI, MACD, Parabolic SAR… Đóng góp vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà đầu tư đánh giá sức mạnh của xu hướng. Đồng thời linh hoạt phân tích để xác định các lệnh mua/bán phù hợp đem lại nhiều lợi nhuận cao.

Chỉ báo ADX được xem là công cụ chỉ báo toàn diện, khi có thể xác định giúp các nhà đầu tư liệu rằng mức giá hiển thị có đúng với hướng đi mà mình đã phán đoán hay không. Sự xuất hiện của các đỉnh ADX hay thời điểm các đường chỉ báo ADX chạm đáy là những lưu ý đáng giá dành cho các nhà phân tích thị trường kinh tế tài chính nhận diện khả năng của xung lực xu hướng. Theo đó, khi kết hợp với các chỉ báo xác định xu hướng tăng giảm có thể chọn lọc cẩn thận và kỹ càng cách thức giao dịch phù hợp và hiệu quả nhất

Vai trò của ADX là gì?Vai trò của ADX là gì?

Cách sử dụng ADX hiệu quả

Trong quá trình phân tích chỉ báo, người thực hiện giao dịch cần nắm rõ cách sử dụng từng chỉ báo thì mới có thể mang lại hiệu quả chính xác nhất. Đặc biệt là khi phân tích kỹ thuật, sử dụng chỉ báo ADX là điều không thể thiếu. Vậy bạn đã biết cách để sử dụng hiệu quả chỉ báo ADX Indicator là gì chưa.

Trong quá trình phân tích kỹ thuật, sử dụng chỉ báo ADX để dự đoán xu hướng của thị trường là điều không thể thiếu.

Cách sử dụng ADX hiệu quảCách sử dụng ADX hiệu quả

Hướng dẫn cài đặt ADX Indicator

ADX indicator là sự kết hợp hiệu quả giữa chỉ báo thị trường theo xu hướng và chỉ báo dao động. Chỉ báo này thoạt trông khá phức tạp vì nó không tồn tại những tín hiệu mở lệnh rõ ràng và công thức tính toán cũng tương đối khá rắc rối.

Để sử dụng ADX, trước tiên bạn cần cài đặt phần mềm MT4 và MT5, thiết lập các chỉ số lên trên hệ thống phần mềm quản lý thông qua các thao tác sau đây:

Bước 1: chọn Insert

Bước 2: chọn Indicator

Bước 3: chọn Trend

Bước 4: chọn Average Directional Movement Index

Sau đó, chọn lấy biểu tượng ⒡ kèm dấu (+) màu xanh trong phần mềm. Tiếp theo, chỉ cần chọn Trend – Average Directional Movement Index là hoàn thành quá trình thiết lập cài đặt chỉ báo ADX.

Chỉ báo ADX indicator thoạt trông khá phức tạp không tồn tại những tín hiệu mở lệnh rõ ràng và công thức tính toán tương đối rắc rối.

>>>Bài viết liên quan: Trader là gì? 5 kỹ năng cần có để trở thành Trader trong chứng khoán

Sử dụng chỉ báo ADX hiệu quả

Công thức tính ADX sẽ tiêu tốn phần lớn thời gian của các nhà phân tích bởi vì họ cần phải thực hiện một chuỗi liên hoàn các phép tính với nhiều đường trong chỉ báo chi tiết. Cụ thể:

Tính toán +M và -M:

+M = Đỉnh (i) – Đỉnh (i-1)

-M = Đáy (i-1) – Đáy (i)

Đỉnh và Đáy là các giá trị tối đa và tối thiểu, trong khi “I” và “i-1” là các khoảng thời gian thấp và cao ở hiện tại và trước đó. Nghĩa là các thanh hoặc nến hiện tại và trước đó. Để tránh phải mất thời gian vẽ lại, bạn nên lấy Đỉnh hiện tại và Đáy hiện tại của thanh nến đóng mới hình thành.

Tính toán +DM và -DM:

+DM = +M, nếu +M> -M và +M> 0;

+DM = 0, nếu +M

-DM = -M, nếu -M> +M và -M> 0;

-DM = 0 nếu -M

DM là giá trị M được tính toán trong bước trước đó hoặc bằng 0. Tùy thuộc vào điều kiện của thuật toán có được đáp ứng hay không. Theo đó, “+M” là biến động giá dương tuyệt đối, “-M” sẽ là biến động giá âm tuyệt đối.

Tính toán DI

Tính toán DI:

– Chỉ báo EMA là đường trung bình động hàm mũ

– TR có nghĩa là vùng thực cho thấy toàn bộ điều kiện vùng của giá tài sản.

TR = Tối đa (Đỉnh  (i), Đóng (i-1)) – Tối thiểu (Đáy (i), Đóng (i-1))

  • Tối đa và Tối thiểu là các giá trị cao nhất trong khoảng thời gian nhất định
  • Đỉnh và Đáy là các giá trị cao nhất và thấp nhất của thanh nến.
  • Đóng là giá đóng của nến, i và i-1 là nến hiện tại và trước đó.

Tính toán ADX:

Tính toán ADX

Khoảng thời gian EMA (số lượng thanh nến được sử dụng để tính toán chỉ báo) được đặt trong thiết lập mặc định của Chỉ số.

Dựa theo giá trị chỉ báo ADX ta có các xu hướng như sau:

  • 0 – 25: xu hướng yếu (thị trường đi ngang)
  • 25 – 50: xu hướng mạnh
  • 50 – 75: xu hướng tăng rất mạnh
  • 75 – 100: xu hướng là cực mạnh

Kết hợp với DMI để vào lệnh

Đường ADX khi kết hợp với đường “+DI” và “–DI” sẽ giúp chúng ta tìm ra được vị thế mua và vị thế bán. Nếu kết quả tính toán ADX trên 50 tức là xu hướng đang rất mạnh.

Trong trường hợp thấy “+DI” cắt đường “–DI” từ dưới lên, hoặc “+DI” đang nằm trên “–DI” hãy mở vị thế mua.

Còn nếu thấy “+DI” cắt “–DI” từ trên xuống, hoặc “+DI” nằm dưới “–DI” hãy mở vị thế bán.

Sử dụng ADX để xác định thời điểm đóng lệnh

Khi chỉ báo ADX bắt đầu giảm xuống dưới mức 50, là dấu hiệu xu hướng hiện tại đang dần yếu đi, lúc này biểu đồ giá có thể đi ngang, vì thế bạn nên chốt lời hoặc đóng lệnh để cắt lỗ sắp tới.

Kết luận

Với những nội dung được phân tích và chia sẻ cụ thể từ bài viết, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ khác niệm ADX là gì? Vai trò, ý nghĩa của chỉ số ADX và hoạt động phân tích chính xác chỉ số ADX của các nhân viên môi giới chứng khoán để đưa ra những sự tư vấn đầu tư, mua bán hiệu quả cho khách hàng của mình mang lại lợi nhuận.

Mong rằng, những kiến thức cơ bản trong bài viết cũng sẽ giúp các bạn nâng cao được năng lực cá nhân, tạo ra lợi thế cho bản thân trong quá trình tìm việc nhé. Việc Làm HCM Chúc bạn thành công!

Việc làm mới cập nhật

Việc làm theo khu công nghiệp