1. Quản lý & lập kế hoạch sản xuất
- Quản lý, phân công, sắp xếp công việc Phòng Kế hoạch và Kho vận.
- Tiếp nhận yêu cầu sản xuất, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện gồm: năng suất, năng lực, thị trường/dòng sản phẩm, doanh thu (gia công công đoạn), nguồn lực, máy móc thiết bị, mặt bằng, nhân sự,... để đảm bảo năng suất và chất lượng yêu cầu.
- Tổ chức và chuẩn bị đồng bộ vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Tổ chức sắp xếp và lập kế hoạch gia công ngoài.
- Tính toán & đề xuất định biên nhân sự theo tuần, tháng dựa vào dự báo sản xuất.
2. Theo dõi & giám sát quá trình sản xuất
- Kiểm soát kế hoạch sản xuất của công ty từ lúc tiếp nhận phiếu yêu cầu sản xuất cho đến kết thúc giao hàng cho khách hàng.
- Giám sát & đảm bảo tiến độ sản xuất, phân tích tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất, đưa ra các hành động cải tiến cần thiết để tăng năng suất.
- Xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến kế hoạch sản xuất.
4. Phân tích & báo cáo
- Chịu trách nhiệm tổng hợp, phân tích, báo cáo kết quả sản xuất, thực hiện các giải pháp để tăng tỷ lệ hoạt động của máy móc thiết bị.
- Tham mưu năng lực tổ chức sản xuất tại nhà máy: phân tích thế mạnh sản xuất, năng lực và phương án sản xuất theo mục tiêu kinh doanh.
- Đề xuất các giải pháp cải tiến năng suất, tính định mức tiết kiệm và hiệu quả cho sản xuất liên quan đến kế hoạch thực hiện.
3. Quản lý, đào tạo, phát triển nhân viên
- Quản lý, hướng dẫn, đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên, tạo môi trường làm việc tích cực và năng động.