1. Quản lý Thương Hiệu:
- Theo dõi xu hướng thị trường, khảo sát ý kiến người tiêu dùng và tìm hiểu chiến dịch của đối thủ.
- Phân tích thị trường để định vị thương hiệu và xác định insight của khách hàng mục tiêu.
- Hoạch định chiến lược định vị và xâm nhập thị trường.
- Đảo bảo sự hoà hợp giữa thương hiệu với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty.
- Lên ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông cho thương hiệu.
- Giám sát các hoạt động marketing và quảng cáo để đảo bảo tính nhất quán với chiến lược sản phẩm.
- Dự kiến các rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Theo dõi và báo cáo hiệu quả sale.
- Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh, tổ chức bán hàng, sự kiện bán hàng theo tháng, quý, năm và báo cáo cho BLĐ.
2. Quản lý Kinh Doanh
- Quản lý doanh số: thiết lập doanh số mục tiệu và theo dõi tiến độ hoàn thành chỉ tiêu. Tổ chức các cuộc họp thúc đẩy tinh thần nhân viên, so sánh, đánh giá, bình chọn nhân viên xuất sắc, đưa ra các đề xuất kinh doanh.
- Quản lý hàng hóa: giám sát, khống chế và phân tích tồn kho của mỗi gian hàng; điều tiết, giám sát kiểm kê, định giá tại các gian hàng; phản hồi thông tin các hãng cạnh tranh.
- Quản lý hình ảnh; kiểm tra vệ sinh gian hàng; sắp xếp kho, trưng bày hàng hóa; đinh kỳ hướng dẫn nhân viên trong phục vụ và hình ảnh.
- Chỉ đạo giám sát khai trương gian hàng mới; đóng cửa gian hàng.
3. Phát triển đội ngũ
- Quản lý nhân viên: phối hợp HCNS xét duyệt việc ứng tuyển, điều động, nghỉ việc, thăng chức của NVVP, NVBH, cửa hàng trưởng,..; tổng hợp kiểm tra lương của cửa hàng trưởng, nhân viên bán hàng, xét duyệt tăng ca, kiểm tra lương tăng ca; giám sát công việc của cửa hàng trưởng; kịp thời truyền đạt các quy định của công ty.
- Quản lý đào tạo: phụ trách điều tra; phân tích, tập hợp nhu cầu đào tạo của nhân viên, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo.